Phương pháp đun hồi lưu là gì? Tìm hiểu chi tiết liên quan đến phương pháp đun hồi lưu và mục đích của việc đun hồi lưu
Đun hồi lưu là gì?
Hồi lưu là phương pháp tác dụng nhiệt không đổi lên hỗn hợp mà không làm mất chất lỏng bay hơi.
Mục đích đun hồi lưu
Đun hồi lưu cho phép các nhà hóa học quan sát các phản ứng hóa học yêu cầu nhiệt độ không đổi, điều kiện được kiểm soát và thời gian đáng kể. Nó cũng có thể được sử dụng để tách các thành phần của các hợp chất hóa học. Ngoài ra, đun hồi lưu còn được sử dụng ở quy mô công nghiệp trong các nhà máy lọc dầu, nhà máy sản xuất hóa chất và nhà máy chế biến khí tự nhiên cũng như trong sản xuất đồ uống có cồn chất lượng cao.
Ưu điểm của phương pháp đun hồi lưu
- Tiết kiệm dung môi.
- Hiệu suất chiết xuất cao.
- Hạn chế được ô nhiễm môi trường.
- Thiết bị đơn giản.
- Dễ thực hiện.
Nhược điểm của phương pháp đun hồi lưu
- Sau khi chiết xuất, phải tiến hành tách riêng phần các chất với nhau để thu được chất cần chiết xuất, đó là quá trình phức tạp.
- Tốn thời gian.
- Không khuấy trộn được.
- Dịch chiết luôn ở nhiệt độ sôi của dung môi nên các chất không bền với nhiệt dễ bị phân hủy.
Cấu tạo hệ thống đun hồi lưu
- Bình chứa tác chất thường là bình cầu hay erlen.
- Ống sinh hàn được dựng thẳng đứng và cắm vào bình chứa để tác chất không thoát ra ngoài được (khác với hệ thống chưng cất trong đó ống sinh hàn được đặt nghiêng để cho sản phẩm chưng cất chảy ra ngoài ống).
- Bộ phận cấp nhiệt thường dùng là bếp cách thủy, cách các hay bếp đun bình cầu.
Đối với các chất lỏng có nhiệt độ sôi dưới và gần bằng 80 °C như : diethyl ether, acetone, chloroform, ethanol, benzene… thường chưng cất bằng bếp đun cách thủy. Với các chất lỏng có nhiệt độ sôi trên 80 °C như : isopropanol, acid acetic, toluene, acetate n-butyl… thường chưng cất bằng bếp cách cát.
Hiện nay, việc chưng cất được thực hiện dễ dàng và rất an toàn bằng bếp đun bình cầu (chauffe ballon).
iLAB chuyên cung cấp bếp đun bình cầu hãng BIOBASE
Nguồn: tổng hợp
Liên hệ : 02866525193 để được hỗ trợ